Những kiểu cover letter chuẩn khiến nhà tuyển dụng gật đầu
Các bạn phải nhớ lại mục tiêu của việc viết Cover Letter và CV là gì nhé: Không chỉ để chứng minh là bạn đủ tiêu chuẩn công việc mà còn phải chứng minh bạn giỏi hơn cả các
Vì tính chất công việc là tư vấn tìm việc cho các bạn trẻ và các bạn đang muốn nhảy việc nên mình đã đọc rất nhiều các kiểu Cover Letter khác nhau trong hơn 1 năm qua. Có Cover Letter rất ngắn, có cái thì rất dài, có cái thì rất hay và xúc tích, có cái thì đọc xong dòng đầu là muốn ném luôn vào thùng rác.
Thông thường thì với một bản Cover Letter, chỉ cần 2-3 phút đọc lướt là có thể cho ngay nhận xét xem Cover Letter đó đã viết chuẩn hay chưa. Tất nhiên tuỳ theo từng công việc khác nhau mà nội dung Cover Letter nên viết khác nhau. Tuy nhiên có những đặc điểm chung mà bất kì bạn đang ứng tuyển cho ngành nghề nào cũng nên sửa trong Cover Letter để không bị sai. Trong bài viết này mình sẽ liệt kê cho các bạn một số yếu tố đấy nhé.
1. Những thông tin cơ bản
Thường khi skim Cover Letter, mình sẽ nhìn một lượt xem các yếu tố cơ bản đã đáp ứng được chưa. Ví dụ mình không ấn tượng lắm với các Cover Letter mở đầu bằng ‘Dear Sir or Madam’ hoặc là ‘To Whom It May Concern’, vì những thông tin kiểu này tạo cảm giác như bạn đang đi rải đơn và không đầu tư tìm hiểu về công ty. Thường thì một Cover Letter sẽ ấn tượng hơn nếu bạn có tên người gửi cụ thể, hoặc chí ít tên công ty cụ thể. Ví dụ, ‘Dear Ms. Giang – CEO of UNESCO CIC’ chẳng hạn. Để biết xem Cover Letter thì nên kính gửi ai thì bạn có thể đọc bài viết này.
Cái thì 2 mình muốn nhìn là format của Cover Letter xem đã chuẩn chưa. Trước tiên là nó có nằm gói gọn trong 1 trang không hay dài hơn. Đầu Cover Letter đã có thông tin cá nhân của mình và của nhà tuyển dụng chưa. Đã có ít nhất 3-4 đoạn nội dung chưa chẳng hạn.
Cuối cùng khi mình đọc lướt Cover Letter mình muốn thấy sự liên quan giữa yêu cầu công việc và nội dung bạn viết trong đó. Ví dụ một công việc Marketing cần người biết chạy sự kiện thì mình muốn thấy quanh quanh trong Cover Letter phải có các thông tin như lên kế hoạch sự kiện, logistic, quản trị rủi ro, vân vân chứ không phải kiểu làm việc với các con số, chăm chỉ nhiệt tình bla bla.
2. Câu mở đầu thì nên ấn tượng
Mình đọc trăm cái Cover Letter thì khoảng 90 cái kiểu gì cũng bắt đầu như là: “My name is [name],” hay “I am writing to apply for [job] at [company],”. Bạn cứ tưởng tượng nếu đọc cái nào cũng như vậy thì làm sao bạn khác biệt được với các ứng viên khác? Cover Letter là một cái thư cá nhân, bạn hoàn toàn có thể viết bất kì bạn thích chứ không nhất thiết phải theo khuôn phép gì cả. Giống như bạn đi hiệu sách chọn sách vậy, nếu trang bìa hay, câu mở đầu hay thì bạn mới có hứng thú đọc tiếp đúng không.
Dưới đây là một số câu ví dụ, bạn đọc xem có đỡ nhàm chán không nhé:
“I’ve wanted to work in education ever since my third grade teacher, Mrs. Dorchester, helped me discover a love of reading.”
“My approach to management is simple: I strive to be the kind of leader I’d want to work for.”
“In my three years at [prior company], I increased our average quarterly sales by [percentage].”
Bạn có tò mò khi đọc những câu mở đầu như trên không? Ngoài ra vì nó mở đầu khá là lạ nên sẽ gây ấn tượng và làm cho nhà tuyển dụng nhớ lâu hơn.
Vậy bạn có thể viết gì ở đoạn mở đầu? Có thể đưa ra một cái fun-fact gì đó về bạn làm cho nhà tuyển dụng ngạc nhiên, sau đó ở các đoạn bên dưới bạn phân tích kĩ hơn về cái fact đó và liên kết xem làm thế nào nó liên kết với công việc nhé.
3. Nên có ví dụ cụ thể
Nhiều bạn thường tìm việc chỉ đọc mỗi tên công việc, không thèm đọc Job Description mà đã gửi luôn CV và Cover Letter đi rồi. Thành ra đọc Cover Letter đúng kiểu liệt kê cho có, chẳng thấy có gì liên quan đến công việc cả. Ví dụ mấy câu rất thường gặp như là “I am skilled at [skill], [skill], [skill], as evidenced by my time at [place].” hoặc là You’re looking for [skill], and I am a talented [skill],”.
Các bạn phải nhớ lại mục tiêu của việc viết Cover Letter và CV là gì nhé: Không chỉ để chứng minh là bạn đủ tiêu chuẩn công việc mà còn phải chứng minh bạn giỏi hơn cả các ứng viên khác nữa. Nếu bạn chỉ liệt kê một đống kĩ năng, kinh nghiệm bạn đã có thì chẳng có gì khác với nội dung bạn viết trong CV cả. Quan trọng là bạn phải đưa vào được một câu chuyện cụ thể, một công việc, hoàn cảnh cụ thể bạn đã gặp trong công việc và đưa ra thật kĩ xem bạn đã giải quyết công việc đó như thế nào. Để viết được thì bạn nên viết theo phương pháp S.T.A.R nhé.
Leave a Reply