Nhảy việc nhưng thất bại, phải làm sao?
Công việc phù hợp chuyên môn quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ nằm ở ngân hàng, bạn còn có thể mở rộng cơ hội việc làm ở các công ty chuyên về xuất nhập khẩu với
Tuy nhiên công việc không đúng như chuyên môn cũng như nguyện vọng của tôi và nhiều áp lực đã khiến tôi rất mệt mỏi. Nửa cuối năm 2010 tôi đã xin nghỉ việc. Hiện tôi muốn chuyển sang làm việc trong ngành ngân hàng.
Tôi đã tham gia các khóa học ngắn hạn về kế toán, nghiệp vụ ngân hàng để bổ sung kiến thức. Tôi cũng đã gửi đơn ứng tuyển ở nhiều ngân hàng, nhưng đã hơn 6 tháng qua tôi vẫn không nhận được sự phản hồi từ phía nhà tuyển dụng, kể cả khi tôi ứng tuyển và phỏng vấn vào vị trí như công việc trước đây.
Hiện tại tôi đang rất hoang mang, mơ hồ vì không biết nên tiếp tục công việc như thế nào. Mong chương trình tư vấn giúp tôi.
– Chào bạn. Có nhiều nguyên nhân khiến sáu tháng nay bạn vẫn chưa nhận được phản hồi từ phía nhà tuyển dụng hay kết quả phỏng vấn không thành công. Chúng tôi sẽ liệt kê những nguyên do cơ bản nhất xuất phát từ phía bạn cũng như các giải pháp hiệu quả nhằm hỗ trợ bạn khắc phục tình trạng hiện tại.
– Bạn từ bỏ công việc cũ vì công việc ấy nhiều áp lực, không đúng với chuyên môn cũng như nguyện vọng của bạn; và hiện tại bạn muốn chuyển sang làm việc trong ngân hàng. Vậy bạn có biết ngân hàng có rất nhiều vị trí thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau, như: tài chính/ tín dụng, kế toán/ kiểm toán, tiếp thị và phát triển sản phẩm, dịch vụ khách hàng, pháp lý, chứng từ xuất nhập khẩu…? Và bạn đã xác định được công việc phù hợp nhất với chuyên môn (sở trường) và nguyện vọng (sở thích) của bản thân?
Đảm nhận một công việc phù hợp sẽ là nguồn động lực lớn lao giúp bạn vượt qua những áp lực, khó khăn trong nghề, do đó điều đầu tiên bạn cần xác định đâu là công việc mình yêu thích và phù hợp với sở trường của mình, bạn nhé!
– Sau khi xác định được công việc mơ ước, bạn đã tham khảo các bản yêu cầu công việc để hiểu nhà tuyển dụng mong muốn gì ở ứng viên? Từ đó, bạn đã có kế hoạch bổ sung kiến thức phù hợp? Biết nhà tuyển dụng cần gì sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị phù hợp, do vậy bạn hãy xem lại mình đã đi đúng bước chưa.
– Bước tiếp theo: bạn đã gửi đến nhà tuyển dụng bộ hồ sơ thuyết phục? Hãy trình bày sao cho nhà tuyển dụng “thấy” được bạn có thể đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu họ đề ra và “cảm” được lòng nhiệt huyết cũng như đam mê của bạn đối với vị trí ứng tuyển.
– Được nhà tuyển dụng mời tham dự phỏng vấn, bạn đã tự tin chứng minh mình là ứng viên tiềm năng nhất mà họ đang tìm kiếm? Ngoài việc thể hiện năng lực và sự yêu thích công việc, bạn cần có thái độ và tính cách phù hợp với tính chất công việc cũng như văn hóa công ty.
Hãy xác định bản thân đang gặp vấn đề ở bước nào để có hướng cải thiện phù hợp bạn nhé!
Để tìm các công việc ở ngân hàng, ngoài tham khảo báo chí, website, người quen, bạn có thể vào website riêng của các ngân hàng. Lưu ý về thời gian xét duyệt hồ sơ và các vòng phỏng vấn bởi ngân hàng thường có quy trình tuyển dụng khá gắt gao và kéo dài.
Công việc phù hợp chuyên môn quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu không chỉ nằm ở ngân hàng, bạn còn có thể mở rộng cơ hội việc làm ở các công ty chuyên về xuất nhập khẩu với các công việc như: chuyên viên mua hàng xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh quốc tế, giao nhận hàng hóa, dịch vụ khách hàng, forwarder (người vận chuyển hàng hóa) và vị trí khai báo thủ tục hải quan.
Chúc bạn sớm tìm được công việc như ý!
Leave a Reply