Bí quyết phỏng vấn thành công hơn những gì bạn nghĩ
Sử dụng những ví dụ để minh họa cho câu chuyện bạn đang chia sẻ là điều cần nhớ. “Ví dụ, một điều quan trọng khi ứng tuyển là phải có phong cách làm việc hợp tác. Nhưng nếu
Là một người xin việc, bạn đang bán hàng thương hiệu cá nhân của bạn cho nhà tuyển dụng, hy vọng họ sẽ trao cho bạn một vai trò trong tổ chức.
Một bản CV ấn tượng kèm theo những lời giới thiệu tiềm năng có thể đủ để giúp bạn giành chỗ cho một cuộc phỏng vấn – nhưng chúng sẽ không giúp bạn có được một công việc. Một khi bạn đang ở trong chiếc ghế nóng phỏng vấn, đây là lúc bạn thực sự “bán” bản thân mình cho nhà tuyển dụng.
“Trên nhiều phương diện, quảng cáo cũng có thể áp dụng tương tự khi ứng tuyển cho một công việc,” Sharon Napier, Giám đốc điều hành hãng quảng cáo Partners + Napier cho biết.
“Như các nhà tiếp thị, chúng ta đang bán những thương hiệu cho người tiêu dùng, hy vọng các thương hiệu mà chúng ta đã xây dựng, cách chúng ta đã định vị nó và những gì chúng ta nói về nó sẽ thuyết phục người tiêu dùng nhặt sản phẩm vào giỏ mua hàng của họ, hay hỏi bạn bè về nó hoặc tìm hiểu trực tuyến về sản phẩm”, cô giải thích. “Là một người xin việc, bạn đang bán thương hiệu cá nhân của mình cho nhà tuyển dụng, hy vọng họ sẽ trao cho bạn một vai trò trong tổ chức.”
Cả quảng cáo và ứng tuyển một công việc đều xoay quanh việc xây dựng thương hiệu một cách thông minh và nghệ thuật thuyết phục, CEO này nhấn mạnh thêm.
Để bán mình thành công trong một cuộc phỏng vấn việc làm, bạn sẽ cần phải làm 5 điều:
1. Hiểu rõ thương hiệu của bạn
“Hãy nghĩ về Red Bull, Dove, hay Chipotle”, Napier nói. “Các thương hiệu thành công nhất hiểu rõ về chính bản thân chúng: Mục đích, sứ mệnh và những giá trị.” Tương tự như vậy, nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những người hiểu và sống với thương hiệu cá nhân bởi đây là thứ thể hiện rõ nét nhất niềm đam mê của một người.
2. Hãy là một người kể chuyện
Cũng như với việc quảng cáo các thương hiệu, thuật kể chuyện là rất quan trọng trong một cuộc phỏng vấn. “Hãy nghĩ về cuộc phỏng vấn như một cơ hội để kể câu chuyện thương hiệu cá nhân của bạn”, cô nói. “Các ứng viên nên trình bày những thuộc tính của họ một cách rành mạch, bằng cách tạo ra những phát biểu mạnh mẽ nhất. Hãy tưởng tượng. Hãy nhiệt tình. Trên tất cả, hãy trung thực và câu chuyện có thể xác thực.”
3. Hiểu khán giả của bạn
Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng. Hãy tìm hiểu về công ty bạn ứng tuyển, ngành nghề hoạt động và ai là người có thể phỏng vấn bạn. Hãy tìm hiểu phong cách và văn hóa của họ. Tìm hiểu những tin tức mới nhất của họ, Napier đề xuất. “Bạn sẽ không tạo ra một chiến dịch quảng cáo mà không hề biết bất cứ điều gì về người tiêu dùng của mình đúng không?”, CEO này chia sẻ.
4. Hãy phô diễn, đừng nói
Sử dụng những ví dụ để minh họa cho câu chuyện bạn đang chia sẻ là điều cần nhớ. “Ví dụ, một điều quan trọng khi ứng tuyển là phải có phong cách làm việc hợp tác. Nhưng nếu bạn chỉ nói rằng bạn có tinh thần hợp tác, điều này có vẻ hơi sáo rỗng, giống như bạn đang nói suông và khó thuyết phục”, Napier giải thích. “Nhưng nếu bạn nói bạn là đội trưởng của đội bóng rổ, hoặc bạn là một phần không thể thiếu để hoàn thành một dự án rất lớn nào có thể được xác thực, điều này còn có giá trị hơn nhiều so với chỉ nói rằng tôi là người có tinh thần hợp tác.”
5. Tìm kiếm sự phù hợp thương hiệu
Việc hiểu rõ thương hiệu cá nhân của bạn là rất quan trọng khi đánh giá một vị trí hoặc công ty. Napier đề xuất bạn hãy tự vấn bản thân: Liệu các công việc phù hợp với tôi cả về mức độ tình cảm và lý trí? Liệu nhiệm vụ và công ty này có đồng bộ với những điểm mạnh và niềm tin của tôi không? “Nếu không, hãy tiếp tục tìm kiếm. Việc không phù hợp giữa các thương hiệu sẽ tạo ra một kết quả nghèo nàn.”
Leave a Reply