Những lầm tưởng khi viết cv khiến bạn không xin được việc

Nếu của bạn xin vào những công việc cần viết lách, tổ chức hay kể chuyện thì mình sẽ khuyến khích bằng đoạn văn

Có một số các sự thật mà một số bạn chưa hiểu rõ lắm về quá trình viết CV. Dưới đây là một số điều mình rút được trong quá trình đọc tầm vài trăm cái CV một ngày.

FACT NUMBER 1: Viết 1 CV để gửi cho ti tỉ các jobs khác nhau
Cái này là lỗi cơ bản thường gặp ở các bạn sinh viên khi bắt đầu rải CV xin việc.

REALITY: Các bản CV nên được thay đổi dựa theo từng nhóm công việc mà bạn nộp.

Một bản CV đẹp là CV phù hợp với công việc mà bạn xin.
Ví dụ như bạn muốn xin vào vị trí bán hàng thì CV cần phải có những kinh nghiệm liên quan đến sale. Hay CV xin làm Nhân sự thì cần những kinh nghiệm (thực tập) có liên quan đến HR.

Làm thế nào để có những kinh nghiệm ấy, bạn phải đi thực tập, hoặc sẽ phải biết cách trình bày trong các công việc (chọn ra những gì phù hợp nhất trong quá trình mình làm việc đấy để đưa vào CV) – IT’S NOT HOW IT IS, IT’S HOW YOU SAY IT
**Cái này mình sẽ nói kỹ hơn vào 1 bài khác**

FACT NUMBER 2: Phải viết hết các kinh nghiệm đã có từ part-time đến tình nguyện vào CV

REALITY: Đừng chỉ đưa vào CV dưới dạng liệt kê *cho có*, nên lựa chọn 3 – 5 kinh nghiệm mình thấy liên quan nhất đến công việc mình ứng cử và viết sâu về nó. Nhà tuyển dụng sẽ hứng thú khi hỏi về những kinh nghiệm gần đây nhất, liên quan nhất hơn là những công việc part time từ thời câp 2.

FACT NUMBER 3: Độ dài của CV
Một số bạn nghĩ là CV chỉ được dài không quá 1 trang, nên cố gắng căn lề bé, rồi cho font chữ 8 để cả cái CV nằm gọn trong 1 trang.

REALITY: CV nói cho cùng là một bản giới thiệu bản thân, và làm khó nhà tuyển dụng bằng cách để font chữ 8 chắc chắn không phải là một cách marketing tốt. Không có quy định nào về độ dài của CV, nhưng sinh viên mới ra trường hoặc những người có dưới 2 năm kinh nghiệm CV nên giới hạn độ dài tối đa là 2 trang để đỡ lan man.

FACT NUMBER 4: Cách trình bày CV
Các bạn thường phân vân giữa làm sao để trình bày kinh nghiệm làm việc của mình. Nên viết theo các gạch đầu dòng hay đoạn văn

REALITY: CV sẽ phản ánh một phần cách tổ chức và kỹ năng làm việc của bạn.

Nếu CV của bạn xin vào những công việc cần viết lách, tổ chức hay kể chuyện thì mình sẽ khuyến khích viết CV bằng đoạn văn. Còn với các công việc khác, thì viết theo dạng GẠCH ĐẦU DÒNG từng công việc là tối ưu nhất

FACT NUMBER 5: Rất nhiều bạn viết trong CV là sử dụng MS words thành thạo, nhưng lại không chỉn chu trong việc căn lề, cách dòng hay chỉnh font chữ. Thử hỏi làm sao nhà tuyển dụng có thể tin bạn được.

FINAL THOUGHT: CV có thể được ví như một bản marketing bản thân, một CV chỉn chu, rõ ràng sẽ nâng tầm bản thân bạn lên một tầm khác.

Mình vẫn nhớ, khi mình mới tốt nghiệp, được một ông thầy trong University career team (những người hỗ trợ sinh viên tìm việc) sửa CV và cover letter cho, và sau một hồi sửa tới sửa lui, thầy phán một câu. “YOUR CV IS PRETTY STRONG AND COMPETITIVE NOW, I THINK YOU WILL GET SOME INTERVIEW SOON”. Và đúng thật, mình có nhiều cuộc điện thoại phỏng vấn hơn sau khi gửi CV mới.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *